Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

Kế hoạch tổ chức các kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, dự thi Olympic quốc tế năm 2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 3527 về việc tổ chức các kì thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm học 2022-2023.

Theo đó, kì thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm nay sẽ diễn ra vào các ngày 24-25/02/2023. Kì thi chọn các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế diễn ra vào 06-07-08/4/2023.

Tập huấn 6 học sinh trong đội tuyển dự thi Olympic Toán quốc tế từ 25/4-02/7/2023. Đội tuyển học sinh giỏi Toán VN sẽ dự thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 64 (IMO 2023) tại Chiba, Nhật Bản từ 02/7-12/7/2023.

Kế hoạch chi tiết của Bộ Giáo dục và Đào tạo





Theo Bộ GD&ĐT. Người đăng: Mr. Math.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

Phạm Tuấn Huy được trao học bổng nghiên cứu Clay

Ngày 27/1/2023, Viện Toán học Clay (Clay Mathematics Institute, viết tắt là CMI) của Hoa Kỳ đã công bố trao học bổng nghiên cứu Clay (2023 Clay Research Fellows) cho 2 nhà khoa học là Paul Minter và Phạm Tuấn Huy - nhà toán học 27 tuổi người Việt.
Pham Tuan Huy / claymath.org

Phạm Tuấn Huy, sinh năm 1996, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Toán, Đại học Stanford (Mỹ). Tuấn Huy đã công bố hơn 28 bài báo trên các tạp chí quốc tế về Toán học.

Phạm Tuấn Huy sẽ nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Stanford vào năm 2023, nơi anh được hướng dẫn bởi Jacob Fox. Huy sẽ được bổ nhiệm làm Nghiên cứu viên ở Viện Toán học Clay trong 5 năm, bắt đầu từ 1/7/2023.

Phạm Tuấn Huy là cựu học sinh chuyên Toán, niên khóa 2011-2014, Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM. Tuấn Huy đã đạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm lớp 11 và ngay sau đó giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế IMO các năm 2013, 2014.

Theo Clay Mathematics Institute.
Người đăng: Mr. Math.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

Đề thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023

Đề thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023 vừa được công bố vào cuối tháng 1/2023.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực vào ngày 6/5. Những trường sử dụng kết quả thi gồm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

Thí sinh có thể dự thi tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định).

Đề thi môn Toán ĐGNL ĐHSP HN

Đề gồm 2 phần: trắc nghiệm (7 điểm) và tự luận (3 điểm). Thời gian làm bài 90 phút.



File PDF đề thi ĐGNL SPHN 2023


[Download ##download##]

Theo ĐH Sư phạm HN. Người đăng: Mr. Math.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

ĐỀ THI MINH HOẠ ĐÁNH GIÁ TƯ DUY LĨNH VỰC TƯ DUY MÔN TOÁN ĐHBKHN 2023

Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa công bố BỘ CÂU HỎI MINH HỌA ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY LĨNH VỰC TƯ DUY MÔN TOÁN cho kì thi đánh giá năng lực tư duy năm 2023 (tuyển sinh đại học).

Với định hướng đánh giá tư duy của học sinh, đem lại sự thành công cho người học ở bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy, 3 năng lực tư duy đã được xác định gồm: Tư duy Toán học; Tư duy Đọc hiểu; Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

Nội dung đánh giá tư duy toán học

Trong đó, phần đánh giá tư duy toán học: nội dung gồm kiến thức về các lĩnh vực số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác xuất.

Cấu trúc câu hỏi có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ toán học; truy cập các kiến thức toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.

Phần đánh giá tư duy toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán hoặc ghi nhớ các công thức phức tạp. Các câu hỏi hàm chứa các vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo mức độ phân hóa thí sinh theo yêu cầu.

Trích dẫn câu hỏi minh họa tư duy toán học


Câu 1 (M1): Bạn Hải lấy một cặp số tự nhiên phân biệt rồi tính số dư khi chia tổng lập phương của hai số cho tổng các chữ số của số lớn trong hai số đó. Nếu làm theo đúng quy tắc của bạn Hải với cặp số (31; 175) ta thu được kết quả bằng?
Câu 5 (M2): Một người dùng khi đăng nhập vào một trang web sẽ được cấp một mã kiểm tra là một dãy số gồm 5 chữ số. Giả sử mỗi chữ số trong mã được hệ thống tạo mã chọn ngẫu nhiên trong phạm vi từ 0 tới 9, xác suất để một mã kiểm tra tạo ra có ít nhất hai chữ số 0 là?

File câu hỏi minh họa tư duy toán học


[Download ##download##]

Bonus: 02 năng lực tư duy còn lại

- Tư duy đọc hiểu: Tải file 2
- Tư duy khoa học: Tải file 3

Theo ĐHBK Hà Nội. Người đăng: Mr. Math.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

Đề thi thử môn toán 2023 theo cấu trúc của Bộ Giáo dục (có đáp án)

Đề thi thử môn toán cho kì thi tốt nghiệp thpt năm 2023 theo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo những năm gần đây. Gồm 90% kiến thức ở lớp 12 (45 câu) và 10% ở lớp 11 (5 câu). Có cả các nội dung ở học kì 2 của chương trình Toán 12 (Tích phân, Số phức, Hình Oxyz).

Trích dẫn một mã đề thi

Mã đề 121 gồm 5 trang với 50 câu hỏi trắc nghiệm theo cấu trúc của Bộ GD-ĐT.





Đáp án các mã đề thi


File đầy đủ các mã đề thi

File PDF gồm 6 mã đề thi và đáp án của chúng.
[Download ##download##]

Theo Diễn đàn Toán học VN. Người đăng: Mr. Math.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Toán 12 của Sở GD Thừa Thiên Huế 2022-2023 có đáp án

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Toán lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế, năm học 2022-2023. Môn Toán được thi vào ngày 5/1/2023. Dưới đây là đề thi và đáp án chính thức của Sở GD-ĐT TTH.

Đề thi HK1 Toán 12 Huế

Gồm 35 câu trắc nghiệm (7 điểm) và 4 câu tự luận (chiếm 3 điểm).


Đáp án phần trắc nghiệm

4 mã đề: 123, 345, 567, 789.

Đáp án phần tự luận

Gồm 4 câu (3 điểm).


Tải file đề và đáp án


[Download ##download##]

Theo Sở GD-ĐT TTH. Người đăng: Mr. Math.

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

Cách giải bất phương trình bậc 2, 3, 4 trên máy casio fx-580 VN X

Cách bấm máy để giải bất phương trình bậc 2, 3, 4 trên máy casio fx-580 VN X. Bạn có thể sử dụng thủ tục dưới đây để giải bất phương trình cấp 2, 3, hoặc 4.

Cách bấm máy để vào 'Bất phương trình'

Cách vào menu Inequality và cách chọn bậc của bất phương trình đa thức (2, 3, 4) có hướng dẫn cách bấm máy.


Ví dụ bấm máy để giải bất phương trình

Hướng dẫn cách bấm máy để giải bất phương trình bậc 2 (ví dụ 1), bậc 3 (ví dụ 2, ví dụ 3). Tương tự cho bpt đa thức bậc 4.
Hiển thị nghiệm đặc biệt:
- “All Real Numbers” xuất hiện trên màn hình nghiệm khi mọi số thực đều là nghiệm của bất phương trình đã nhập.
- “No Solution” xuất hiện trên màn hình nghiệm khi bất phương trình vô nghiệm.

Theo Casio Edu. Người đăng: Mr. Math.

Đề thi thử toán năm 2023 của trường chuyên Thái Bình lần 2

Đề thi thử toán năm 2023 của trường chuyên Thái Bình, khảo sát chất lượng lớp 12 lần 2 cho kì thi tốt nghiệp thpt 2023. Đề thi 50 câu, chỉ gồm các kiến thức thuộc học kì 1 Toán 12 và Toán 11.

Xem đề thi



Đề thi thử môn toán của trường chuyên, dành cho lớp 12 chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp thpt 2023


Đề thi thử tốt nghiệp thpt năm 2023 của trường chuyên Thái Bình


Theo Chuyên Thái Bình. Người đăng: Mr. Math.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

Khai triển bình phương của tổng 3 số hạng $(a+b+c)^2=?$

Bài viết này sẽ nêu công thức khai triển bình phương của tổng 3 số hạng và chứng minh của hằng đẳng thức đáng nhớ này.

Công thức khai triển bình phương của tổng 3 số hạng

Với mọi số thực $a,b,c$ ta có $(a+b+c)^2=a^2+b^2+c^2+2(ab+bc+ca).$
Đẳng thức này là hệ quả của hằng đẳng thức đáng nhớ số 1 và có thể xem là hằng đẳng thức đáng nhớ số 8.

Chứng minh hằng đẳng thức đáng nhớ thứ 8

Sử dụng hằng đẳng thức đáng nhớ thứ nhất (hai lần), ta có
$(a+b+c)^2=[(a+b)+c]^2\\ =(a+b)^2+2(a+b)c+c^2\\ =a^2+2ab+b^2+2ac+2bc+c^2\\ =a^2+b^2+c^2+2(ab+bc+ca).$
Vậy đẳng thức được chứng minh.

Tổng quát: Khai triển bình phương của tổng n số hạng.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023

Chứng minh hằng đẳng thức đáng nhớ thứ 7 a³-b³=?

Hằng đẳng thức đáng nhớ thứ 7 về hiệu của hai lập phương a³-b³=?.

Hằng đẳng thức đáng nhớ thứ 7

Với mọi số thực $a,b$ ta có $a^3-b^3=(a-b)(a^2+ab+b^2).$

Chứng minh hằng đẳng thức thứ 7

Biến đổi vế phải $(a-b)(a^2+ab+b^2)\\= a(a^2+ab+b^2)-b(a^2+ab+b^2)\\ =a^3+a^2b+ab^2-(ba^2+ab^2+b^3)\\ =a^3-b^3.$
ta được vế trái.

Áp dụng hằng đẳng thức thứ 7

Ví dụ 1. Phân tích đa thức sau thành nhân tử $P(x)=x^3-27$.
Giải.Áp dụng hằng đẳng thức thứ 7 cho $a=x$ và $b=3$ ta được
$P(x)=x^3-3^3\\=(x-3)(x^2+x.3+3^2)\\=(x-3)(x^2+3x+9).$
Ví dụ 2. Phân tích đa thức $Q(x)=8x^3-1$ thành nhân tử.
Giải.Ta có $Q(x)=8x^3-1=2^3x^3-1=(2x)^3-1^3.$
Áp dụng hằng đẳng thức thứ 7 cho $a=2x$ và $b=1$ ta được
$Q(x)=(2x)^3-1^3\\=(2x-1)[(2x)^2+2x.1+1^2]\\=(2x-1)(4x^2+2x+1).$

Chứng minh hằng đẳng thức đáng nhớ tổng của hai lập phương a^3+b^3=?

Hằng đẳng thức đáng nhớ thứ 6 về tổng của hai lập phương a³+b³=?.

Hằng đẳng thức đáng nhớ thứ 6

Với mọi số thực $a,b$ ta có $a^3+b^3=(a+b)(a^2-ab+b^2).$

Chứng minh hằng đẳng thức thứ 6

Biến đổi vế phải $(a+b)(a^2-ab+b^2)\\= a(a^2-ab+b^2)+b(a^2-ab+b^2)\\ =a^3-a^2b+ab^2+ba^2-ab^2+b^3\\ =a^3+b^3.$

Áp dụng hằng đẳng thức thứ 6

Ví dụ 1. Phân tích đa thức thành nhân tử $P(x)=x^3+27$.
Giải.Áp dụng hằng đẳng thức thứ 6 cho $a=x$ và $b=3$ ta được
$P(x)=x^3+3^3\\=(x+3)(x^2-x.3+3^2)\\=(x+3)(x^2-3x+9).$
Ví dụ 2. Phân tích đa thức thành nhân tử $Q(x)=3x^3+24$.
Giải.Ta có $Q(x)=3(x^3+8)=3(x^3+2^3)$.
Áp dụng hằng đẳng thức thứ 6 cho $a=x$ và $b=2$ ta được
$Q(x)=3(x+2)(x^2-x.2+2^2)\\=3(x+2)(x^2-2x+4).$
Ví dụ 3. Phân tích đa thức $R(x)=8x^3+1$ thành nhân tử.
Giải. Áp dụng hằng đẳng thức thứ 6 cho $a=2x$ và $b=1$ ta được
$R(x)=(2x)^3+1^3\\=(2x+1)[(2x)^2-2x.1+1^2]\\=(2x+1)(4x^2-2x+1).$

Chứng minh tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: chứng minh và ví dụ minh họa. Một tính chất được sử dụng nhiều ở chương trình toán lớp 7 và toán thcs nói chung.

Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau (dạng cơ bản)

Nếu $\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}$ thì

$$\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=\dfrac{a+c}{b+d}=\dfrac{a-c}{b-d}.$$

(Giả thiết các tỉ số đều có nghĩa).

Chứng minh

Đặt $k=\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}$. Ta suy ra $a=kb, \ c=kd$.
Từ đó
$\dfrac{a+c}{b+d}=\dfrac{kb+kd}{b+d}=\dfrac{k(b+d)}{b+d}=k \ \ (b+d\ne 0).$

$\dfrac{a-c}{b-d}=\dfrac{kb-kd}{b-d}=\dfrac{k(b-d)}{b-d}=k \ \ (b-d\ne 0).$
Vậy $\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=\dfrac{a+c}{b+d}=\dfrac{a-c}{b-d}$.

Ví dụ

Ta có $\dfrac{3}{6}=\dfrac{2}{4}=\dfrac{3+2}{6+4}=\dfrac{3-2}{6-4}$ (đều bằng $0,5$).

Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau (dạng mở rộng)

Từ tính chất cơ bản ở mục trên, ta có thể mở rộng cho dãy tỉ số bằng nhau, chẳng hạn:
Nếu $\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=\dfrac{e}{f}$ thì

$$\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=\dfrac{e}{f}=\dfrac{a+c+e}{b+d+f}=\dfrac{a-c+e}{b-d+f}.$$

(Giả thiết các tỉ số đều có nghĩa).

Chứng minh

Đặt $k=\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=\dfrac{e}{f}$. Ta suy ra $a=kb, \ c=kd, \ e=kf$.
Từ đó
$\dfrac{a+c+e}{b+d+f}=\dfrac{kb+kd+kf}{b+d+f}\\=\dfrac{k(b+d+f)}{b+d+f}=k \ \ (b+d+f\ne 0).$

$\dfrac{a-c+e}{b-d+f}=\dfrac{kb-kd+kf}{b-d+f}\\=\dfrac{k(b-d+f)}{b-d+f}=k \ \ (b-d+f\ne 0).$
Vậy ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ

Ta có $\dfrac{4}{16}=\dfrac{2}{8}=\dfrac{1}{4}=\dfrac{4+2+1}{16+8+4}=\dfrac{4-2+1}{16-8+4}$ (đều bằng $0,25$).

Bộ số tỉ lệ và kí hiệu

Kí hiệu

Nếu có dãy tỉ số $\dfrac{a}{2}=\dfrac{b}{5}=\dfrac{c}{9}$ thì ta nói: các số $a,b,c$ tỉ lệ với các số $2;5;9$ và ta cũng viết: $a:b:c=2:5:9$. Vậy

$$a:b:c=2:5:9 \Leftrightarrow \dfrac{a}{2}=\dfrac{b}{5}=\dfrac{c}{9}$$

Ví dụ

$4:10:18=2:5:9, \\ 9:12:15=3:4:5.$